Vết thương loét da do xạ trị ung thư
Loét do xạ trị là biến chứng tại chỗ thường gặp khi bệnh nhân tiến hành xạ trị để tiêu diệt các tế bào ung thư. Vùng da bị ảnh hưởng có thể bị viêm da, xơ hóa hoặc nặng hơn là lở loét, hoại tử. Vậy làm thế nào để chữa các vết loét này cho bệnh nhân?
Xạ trị là gì?
Xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến đối với nhiều loại ung thư. Thực chất, xạ trị là sử dụng những hạt năng lượng cao hoặc các sóng như tia X-quang, tia Gamma, chùm tia điện tử hoặc proton để phá hủy hay tiêu diệt các tế bào ung thư. Đây là một phương pháp điều trị ung thư phổ biến. Theo ước tính, có khoảng 50-60% bệnh nhân ung thư phải sử dụng phương pháp xạ trị.
Biến chứng sau xạ trị
Bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Khi chiếu xạ để điều trị bệnh, sẽ xuất hiện các tác dụng phụ trên toàn cơ thể như sạm da, mệt mỏi, viêm da khô, viêm da xuất tiết….
Chiếu xạ ung thư ở vùng nào thì sẽ xuất hiện tác dụng phụ vùng cơ thể đó, và các tác dụng phụ cũng khác nhau. Ví dụ như nếu chiếu vào vùng đầu cổ sẽ ảnh hưởng tới niêm mạc miệng, loét miệng…. tác dụng phụ của nó sẽ khác với ung thư phổi, chiếu xạ ở ngực hay ung thư khoang bụng, khi chiếu xạ vùng bụng sẽ xuất hiện những rối loạn tiêu hóa…
Trong các biến chứng trên, loét do xạ trị là biến chứng tại chỗ thường gặp nhất, xảy ra hầu hết ở các bệnh nhân.
Vết thương loét sau xạ trị
Da là bộ phận ảnh hưởng đầu tiên và nhiều nhất ở vùng chiếu xạ. Các biểu hiện cấp tính ở da xảy ra ở hầu hết các bệnh nhân xạ trị, có thể thoáng qua hoặc tiến triển phức tạp hơn như tình trạng xơ cứng, teo lép hoặc hoại tử vùng da xạ trị. Đây cũng là dấu hiệu cảnh báo cần phải dừng hoặc có kế hoạch điều chỉnh liều xạ trị phù hợp. Có thể phân chia giai đoạn tổn thương loét da tại chỗ của xạ trị như sau:
-
Giai đoạn 1 (viêm da cấp tính): Các tổn thương này thường diễn ra trong 1 tháng đầu tiên với các biểu hiện phù nề, đỏ da, đau, ngứa, rối loạn sắc tố. Các phản ứng có thể nặng lên bởi điều trị phối hợp với hóa chất.
-
Giai đoạn 2 (viêm da mạn tính): Xuất hiện khi tiếp xúc với bức xạ quá liều, kết quả là sự teo da. Thường xuất hiện ở những trường hợp tiếp xúc lặp đi lặp lại một liều nhỏ, bắt đầu từ vài tháng sau khi chiếu xạ đến nhiều năm sau. Đặc trưng của giai đoạn này là thiếu máu cục bộ, là bệnh sinh cơ bản của viêm da mạn tính do tia xạ. Da mỏng, teo, khô, mất hoặc tăng sắc tố, các phần phụ của da giảm hoặc mất hoàn toàn. Trong giai đoạn này loét có thể tự xuất hiện hoặc sau chấn thương.
-
Giai đoạn 3 (giai đoạn hoại tử và xơ hóa): da là một cơ quan có khả năng tăng sinh tế bào cao do vậy khả năng chịu đựng với tia xạ rất kém. Loét da xuất hiện sớm, còn các tổn thương sâu hơn sẽ xuất hiện ở nhiều năm sau đó. Các yếu tố thuận lợi để loét xuất hiện: chấn thương, ma sát mạn tính, tỳ đè, nhiễm trùng da hoặc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Phục hồi vùng da bị loét sau khi xạ trị ung thư vú
Hình ảnh lở loét da do xạ trị
Miếng dán trị lở loét sau xạ trị ung thư
Vết lở loét ngực sau xạ trị ưng thư vú
Hình ảnh so sánh vết lở loét vùng ngực sau xạ trị ưng thư vú sau 8 ngày điều trị.
Hình ảnh vết lở loét tiến triển sau đợt xạ trị
Lở loét da vùng ngực sau xạ trị ung thư vú
Hình ảnh so sánh vết vết lở loét sau xạ trị ung thư vú
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển rất tốt
Vết lở loét sau xạ trị ung thư vú tiến triển sắp khỏi hoàn toàn
- https://drdutuy.vn/cac-buoc-che-bien-cu-tam-that-thanh-bot.html
Giao ban chuyên môn quá trình điều trị lở loét da sau xạ trị ung thư vú
Tại sao nên sử dụng Tam thất để hỗ trợ điều trị bệnh ngoài da
Từ xa xưa, các triều đại Trung Hoa và Việt Nam đều rất quý trọng 2 loại thuốc đó là Tam thất và Nhân sâm. Và cho đến bây giờ khi chúng ta nghe Tam thất và Nhân sâm là đã mường tượng ra 2 loại thuốc này rất quý và đắt tiền.
Tại sao vậy? Vì hiệu quả cũng như tác dụng của 2 loại này rất tốt và được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Mặc dù hiện tại trên thị trường có rất nhiều và rất nhiều các loại thuốc khác nhau nhưng khi nói tới hoặc nghe tới Tam thất và Nhân sâm là mọi người đều hiểu được tầm quan trọng của 2 vị thuốc này đối với cơ thể con người.
Tam thất còn có tên gọi khác là Kim bất hoán nghĩa là có vàng đôi khi cũng không đổi được. Do vậy từ xa xưa họ đã rất coi trọng Tam thất và nhiều khi có vàng cũng không đổi được Tam thất để điều trị bệnh cũng như bồi bổ cơ thể.
Tam thất có tác dụng bổ huyết.
Vậy bổ huyết là gì? Bổ huyết là bổ phần vật chất của cơ thể. Bổ huyết tức là bổ âm. Thuốc bổ huyết chữa các bệnh chứng như: Thiếu máu, mất máu, suy nhược cơ thể, hồi hộp, mất ngủ, ăn kém…Các bệnh lý ngoài da như: Lở loét ngoài da do nằm lâu, tiểu đường, chấn thương, vết thương, viêm khớp...
Nhân sâm có tác dụng bổ khí.
Vậy bổ khí là gì? Là phần khí của các tạng phủ. Thuốc bổ khí chữa các bệnh tỳ khí hư biểu hiện cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn, bụng trướng đầy, đại tiện lỏng nát, nặng gây phù thũng, thoát giang… Phế khí hư biểu hiện là ngại nói, tiếng nói nhỏ, hơi thở ngắn, nặng khó thở, dễ ra mồ hôi…
Ở Việt Nam chúng ta thường sử dụng Tam thất bắc, ít khi sử dụng Tam thất nam vì liên quan vị trí địa lý, khu vực trồng, khí hậu và thổ nhưỡng cho chất lượng củ Tam thất.
Cây Tam thất bắc thường được trồng ở vùng núi cao, ở Trung Quốc nơi được trồng nhiều nhất và cho những củ Tam thất có hàm lượng Saphonin và Flavonoid cao đó là Châu Vân sơn thuộc tỉnh Vân Nam( Trung Quốc) Nơi đây có khí hậu và thổ nhưỡng rất tốt cho cây Tam thất và là thủ phủ của Tam thất. Nơi đây các nhà khoa học đã nguyên cứu và tìm thấy hàm lượng Saponin và Flavonoid rất cao, cao hơn nhiều so với các nơi khác trồng.
Tại sao lại gọi là Tam thất. Có nhiều thuyết nói khác nhau nhưng có thuyết cho rằng: Tam là 3 tức là trồng 3 năm cây Tam thất mới ra hoa. Thất là 7 tức là trồng 7 năm mới được thu hoạch củ Tam thất.
Thành phần chính trong Tam thất
Bao gồm hai dược chất chính quý hiếm là Saponin và Flavonoid.
Saponin: Là dưỡng chất quan trọng trong Tam thất giúp tiêu sưng, giảm đau, Saponin sản xuất ra một hợp chất hoạt động Ginsenosides tác động tới hệ thần kinh, hệ miễn dịch, hệ nội tiết, tuỷ xương, có tác dụng khác nhau lên từng cơ quan, bộ phận của cơ thể. Nhờ đó, Saponin trong Tam thất giúp cơ thể chống viêm, chống lại quá trình oxi hóa tế bào, phòng ngừa ung thư….
Flavonoid: Là một thành phần quan trọng góp mặt trong Tam thất, tăng cường sức đề kháng, làm chậm quá trình lão hóa tế bào, giảm đau, giảm viêm,…
Ngoài ra, Tam thất bắc còn chứa rất nhiều thành phần như: Hợp chất có nhân Sterol, acid amin, các nguyên tố Fe, Ca,… có tác dụng cầm máu, tiêu ứ huyết, tiêu sưng và nhiều công dụng khác.
Tam thất có tác dụng bổ huyết như thế nào với cơ thể?
Huyết tức là máu.
Chúng ta nhìn hình ảnh dưới, cơ thể chúng ta bao gồm hệ thống động tĩnh mạch và trong lòng mạch sẽ có máu chảy trong đó.
Vậy máu được sinh ra từ đâu và gồm những tế bào nào, quá trình phát triển ra sao…
Máu được sinh ra từ tuỷ xương. Nhưng chủ yếu ở những xương xốp như: Xương đùi, cánh chậu, cột sống, xương ức, những xương đặc không sản sinh ra máu được. Tuỷ xương sản sinh ra các tế bào gốc máu tạo gồm: Hồng cầu. Bạch cầu. Tiểu cầu. Mỗi một loại tế bào máu có các giai đoạn phát triển và vòng đời khác nhau.
Ví dụ: Con người từ khi sinh ra và chết đi chúng ta đều phải trải qua các giai đoạn khác nhau trong cuộc đời. Mỗi giai đoạn đều có sự quan trong và ý nghĩa khác nhau nhưng giai đoạn từ thanh niên đến trung niên là giai đoạn rất quan trọng nhất, giai đoạn này cơ thể hoàn thiện đầy đủ, chúng ta học tập tích luỹ mọi cái như: Sức khoẻ, kiến thức, tiền bạc…. Nhưng để có giai đoạn này tốt bản thân chúng ta: Thứ nhất có gen tốt, thứ 2 được nuôi dạy tốt và được sống, học tập trong môi trường, làm việc tốt thì chúng ta sẽ có sức khoẻ và tích luỹ mọi cái... Ngược lại thì mọi cái của chúng ta sẽ không được tốt..
Về các tế bào máu sinh ra cũng vậy. Các tế bào máu được sinh ra trên cơ thể khoẻ mạnh thì sẽ cho chất lượng các tế bào như: Hồng cầu. Bạch cầu. Tiểu cầu tốt.
Trong 3 loại tôi lấy đơn cử Hồng cầu. Hồng cầu có các giai đoạn phát triển khác nhau như hình ảnh dưới để trở thành Hồng cầu trưởng thành. Hồng cầu trưởng thành cũng tuỳ cơ thể mỗi người cũng như quá trình chúng ta ăn uống, bồi bổ, rèn luyện và tích luỹ tốt... thì sẽ cho những tế bào Hồng cầu tốt. Những tế bào Hồng cầu tốt thì sẽ mang được nhiều O2 tới tế bào để nuôi dưỡng được tốt hơn và ngược lại.
Do tất cả các yếu tố trên. Khi cơ thể chúng ta bị viêm nhiễm như: Viêm khớp, áp xe, các vết thương, vết mổ ngoài da...
Nếu cơ thể chúng ta khoẻ mạnh, sức đề kháng tốt tức là Hồng cầu. Bạch cầu. Tiểu cầu và mọi cơ quan trong cơ thể tốt, thì cơ thể sẽ chống lại được các tác nhân gây bệnh hoặc khi kết hợp điều trị thì thời gian điều trị sẽ nhanh hơn, rút ngắn quá trình điều trị và cơ thể phục hồi tốt hơn.
Nhưng khi cơ thể không được bồi bổ, chăm sóc tốt đều đặn hàng ngày dẫn đến suy yếu, sức đề kháng giảm tức là Hồng cầu. Bạch cầu. Tiểu cầu số lượng không đủ, chất lượng từng thành phần kém … thì sẽ kéo dài quá trình điều trị mặc dù chúng ta kết hợp các thuốc khác điều trị.
Do vậy nếu khi chúng ta bị các bệnh lý ngoài da như viêm nhiễm, áp xe, các vết thương, lở loét… nên uống bổ sung bột Tam thất bắc vì Tam thất có tác dụng bổ máu, chống viêm, tiêu sưng, nâng đỡ cơ thể… như vậy các tổn thương của chúng ta sẽ nhanh lành và rút ngắn qúa trình điều trị của chúng ta.
Vậy chúng ta uống bột tam thất thì như thế nào?
Tam thất có vị ngọt hơi đắng, tính ôn…. do đó một số người thể trạng nóng trong. Khi sử dụng bột Tam thất sẽ có hiện tượng táo bón... chúng ta nên uống nhiều nước trong ngày và bổ sung thêm hoa quả tươi.
Khuyến cáo những người trên 40 tuổi. Cả nam và nữ chúng ta định kỳ nên bổ sung uống bột Tam thất định kỳ để nâng cao sức khoẻ và phòng chống được rất nhiều bệnh khác nhau do tuổi tác, thức ăn nhiễm độc, không khí môi trường ô nhiễm và nhiều tác nhân khác gây bệnh cho chúng ta.